Thiết kế nội thất tủ bếp có tầm quan trọng trong không gian sống của chúng ta, tủ bếp có vai trò là nơi tạo ra những bữa ăn ngon cho cả gia đình, cũng là nơi lưu giữ đồ dùng một cách khoa học. Để có được những lợi ích nói trên thì tủ bếp cần có một kích thước tiêu chuẩn được nghiên cứu dựa trên chiều cao trung bình của người dân Việt Nam. Kích thước tủ bếp hợp lý sẽ giúp chúng ta làm việc được thoải mái và năng suất hơn.
Đa số tủ bếp thường sẽ bao gồm 2 phần chính đó là tủ bếp dưới và tủ bếp trên, và một số thiết kế tủ bếp thêm tủ bếp kịch trần để phục vụ nhu cầu lưu giữ đồ đạc.
Tìm hiểu kích thước tủ bếp dưới là bao nhiêu?
Cấu tạo tủ bếp dưới
Thành phần cấu tạo nên tủ bếp dưới bao gồm chân tủ bếp, thân tủ bếp và mặt bếp
Chân tủ bếp: là một phần quan trọng của tủ bếp nằm ở phía dưới và hỗ trợ cho các phần khác của tủ. Chân tủ bếp có vai trò giữ cho tủ bếp được ổn định cung cấp và cân đối cho cả thân tủ và mặt bếp.
Thân tủ bếp: là thành phần chính của tủ bếp nó tạo các khoang và phân ra thành nhiều ngăn kéo khác nhau để chứa các phụ kiện như kệ chén, thùng gạo, kệ xoay … Ngoài ra để hỗ trợ cho thân tủ bếp còn có cánh tủ bếp hỗ trợ che giấu vật dụng lưu trữ bên trong của thân tủ bếp.
Tóm lại thân tủ bếp không chỉ là nơi lưu trữ vật dụng mà còn đóng vai trò trong việc tạo nên sự tổ chức, chắc chắn và thẩm mỹ cho căn bếp.
Mặt tủ bếp: có thể sử dụng là mặt gỗ, mặt nhựa hoặc là mặt đá tùy theo sở thích và nhu cầu của khách hàng. Mặt tủ bếp là nơi cung cấp không gian rộng rãi và bằng phẳng để chuẩn bị thực phẩm nấu nướng.
Kích thước tủ bếp dưới
Kích thước phổ biến cho tủ bếp dưới thường:
Chiều rộng là khoảng từ 60cm đến 120cm tùy vào nhu cầu của mỗi gia đình mà chiều dài có thể dài hơn.
Chiều cao là khoảng từ 80cm đến 90cm, thường thì các nhà thiết kế tủ bếp sử dụng chiều cao 81cm chiều cao này hợp theo phong thủy, việc thiết kế chiều cao hợp lý sẽ tạo sự thoải mái khi sử dụng tủ bếp. Nếu quá cao hoặc quá thấp thì sẽ bất tiện và mọi hoạt động sẽ chậm hơn và giảm năng suất khi sử dụng tủ bếp. Đồng thời việc thiết kế tủ bếp theo kích thước tiêu chuẩn cũng giúp việc đặt các phụ kiện tủ bếp như lò nướng, máy rửa chén, các khay, kệ … sẽ dễ dàng hơn.
Chiều sâu là khoảng từ 50cm đến 60cm, khoảng cách này cho phép tủ bếp có đủ không gian để lưu trữ các vật dụng như nồi, chảo, bát đĩa, và các dụng cụ nấu nướng khác một cách thuận tiện. Đồng thời, nó cũng đảm bảo rằng tủ không quá sâu để tiết kiệm diện tích và không làm cản trở quá nhiều trong không gian bếp.
Tầm quan trọng của tủ bếp dưới
Tủ bếp dưới có tầm quan trọng vô cùng đáng kể trong việc tổ chức và lưu trữ các vật dụng nhà bếp, tạo nên không gian bếp tiện nghi và thẩm mỹ. Nó giúp tổ chức không gian, tiết kiệm diện tích, bảo vệ vật dụng và mang đến thẩm mỹ cho căn bếp. Đồng thời, tủ bếp dưới còn cung cấp không gian làm việc thuận tiện và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động nấu nướng.
Kích thước tủ bếp trên là bao nhiêu?
Cấu tạo tủ bếp trên
Khác với tủ bếp dưới tủ bếp trên bao gồm phần thân tủ bếp và phần cách tủ bếp. Phần thân tủ bếp cũng được chia làm nhiều ngăn để chứa các phụ kiện để lưu giữ đồ dùng, phần cách tủ bếp hỗ trợ đóng mở và che giấu đi đồ dùng bên trong tạo nên không gian gọn gàng và thẩm mỹ cho căn bếp
Kích thước tủ bếp trên
Chiều rộng thông thường từ 30cm đến 120cm
Chiều cao là khoảng từ 30cm đến 90cm, tuy nhiên chiều cao hợp phong thủy và được sử dụng nhiều nhất là 70cm.
Chiều sâu của tủ bếp trên là khoảng từ 30cm đến 60cm, nhưng đa số tủ bếp trên thường được thiết kế chiều sâu 35cm.
Tầm quan trọng của tủ bếp trên
Tủ bếp trên mang đến nhiều đặc điểm và lợi ích quan trọng. Đầu tiên, nó tận dụng không gian tường và tạo thêm không gian lưu trữ, giúp tối ưu hóa diện tích bếp. Tủ bếp trên còn giúp bảo quản đồ dùng nhà bếp và thực phẩm một cách gọn gàng, ngăn nắp và dễ dàng tiếp cận. Ngoài ra, nó cung cấp không gian trưng bày và trang trí, tạo điểm nhấn thẩm mỹ cho không gian bếp. Với sự kết hợp thông minh giữa chức năng và thẩm mỹ, tủ bếp trên là một yếu tố quan trọng trong việc tạo nên không gian bếp hoàn hảo và tiện nghi.
Khoảng cách giữa tủ bếp dưới và tủ bếp trên là bao nhiêu?
Khoảng cách giữa tủ bếp dưới và tủ bếp trên là một yếu tố quan trọng trong thiết kế nội thất bếp. Thông thường, khoảng cách này nên được duy trì từ 45cm đến 60cm. Điều này đảm bảo không gian đủ rộng để tiện lợi khi sử dụng các vật dụng trong tủ bếp dưới và đồng thời tránh va chạm và hạn chế không gian khi mở cửa tủ bếp trên. Khoảng cách phù hợp giữa hai tầng tủ bếp này giúp tối ưu hóa không gian và tạo sự thoải mái và thuận tiện trong quá trình nấu nướng và sử dụng bếp.
Cách đo kích thước tủ bếp
Cách đo kích thước tủ bếp chữ I
Nói đến cách tính kích thước tủ bếp chữ I là dễ tính kích thước nhất, bạn chỉ cần thực hiện đo chiều dài từ điểm bắt đầu tủ bếp đến điểm kết thúc tủ bếp sẽ đo ra được chiều dài của tủ bếp. Còn chiều rộng ta sẽ đo chiều sâu của mặt bếp, chiều cao đo từ chân tủ bếp đến hết mặt bếp. Đối với tủ bếp trên ta cũng thực hiện đo tương tự như tủ bếp dưới.
Tham khảo kích thước bếp chữ I
Cách đo kích thước tủ bếp chữ L
Tủ bếp chữ L được tính bằng cách ta sẽ đo tổng chiều dài 2 cạnh của tủ bếp (được đo theo sát tường) trừ đi độ sâu của tủ bếp sẽ tính ra phần chiều dài của tủ bếp chữ L, vì chữ L có một góc giao nhau tại góc tù.
Còn đối với chiều sâu và chiều cao cách đo giống như tủ bếp chữ I
Cách đo kích thước tủ bếp chữ U
Tủ bếp chữ U được tính tương tự như tủ bếp chữ L nhưng ta sẽ lấy tổng số chiều dài của 3 cạnh trừ đi hai lần chiều sâu vì có 2 phần giao nhau tại góc tù nên ta phải trừ 2 chiều sâu.
Còn đối với chiều sâu và chiều cao cách đo giống như tủ bếp chữ I
Tham khảo mẫu Tủ Bếp Đẹp